NÂNG CAO NĂNG LỰC CHO THANH NIÊN KHUYẾT TẬT VÀ NGƯỜI KHUYẾT TẬT DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI THEO HƯỚNG BỀN VỮNG VÀ THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
24/04/2019 15:21
Dự án do Cơ quan viện trợ Ireland (Irish Aid) tài trợ. Thời gian thực hiện: 2018 - 2019.
Mục tiêu tổng thể: Thanh niên khuyết tật và NKT dân tộc thiểu số ở Quảng Bình được nâng cao năng lực về phát triển kinh tế, hòa nhập xã hội và quản lý rủi ro thiên tai.
Các mục tiêu và kết quả cụ thể:
Mục tiêu 1: Cải thiện điều kiện kinh tế cho thanh niên khuyết tật và người khuyết tật (NKT) dân tộc thiểu số ở các xã mục tiêu
# Kết quả 1.1: 30 NKT được đào tạo nghề và khởi sự/mở rộng sản xuất kinh doanh sau đào tạo
# Kết quả 1.2: 02 khóa tập huấn về lập kế hoạch và quản lý kinh doanh cho 50 người (3 ngày/khóa)
# Kết quả 1.3: 02 khóa tập huấn về chăn nuôi thú y cho 50 người (3 ngày/khóa)
# Kết quả 1.4: 90 mô hình sinh kế được hỗ trợ vốn hạt giống, bao gồm những người được đào tạo nghề.
Mục tiêu 2: Nâng cao năng lực cho thanh niên khuyết tật và NKT dân tộc thiểu số ở các xã mục tiêu để giúp họ nhận thức được và thay đổi suy nghĩ, hành vi nhằm thích ứng với những biến đổi của xã hội.
# Kết quả 2.1: 25 thanh niên khuyết tật từ các CLB TNKT được tập huấn TOT để trở thành người làm công tác xã hội.
# Kết quả 2.2: 60 hộ gia đình có NKT được hỗ trợ xây dựng nhà vệ sinh đạt chuẩn hoặc được cungg cấp hệ thống trữ nước sạch.
# Kết quả 2.3: 125 NKT tham gia vào 5 khóa tập huấn về vệ sinh nước sạch (3 ngày/khóa).
Mục tiêu 3: Nâng cao năng lực cho cán bộ xã và NKT tại các xã mục tiêu về giảm thiểu rủi ro thiên tai và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng (QLRRTTDVCĐ) để thích ứng tốt hơn với thiên tai và giảm nhẹ tác động của chúng bằng cách tăng cường tối đa khả năng chống chịu của địa phương trước thiên tai.
# Kết quả 3.1: 02 đợt đánh giá rủi ro thiên tai được tiến hành tại huyện Quảng Ninh và Minh Hóa (mỗi huyện 1 đợt)
# Kết quả 3.2: 05 khóa tập huấn về QLRRTTDVCĐ và 5 khóa tập huấn về Sơ cấp cứu được tổ chức cho 500 cán bộ địa phương và các nhóm mục tiêu ở 5 xã của 2 huyện.
# Kết quả 3.3: 05 bộ trang thiết bị cảnh báo sớm cho 05 xã mục tiêu
# Kết quả 3.4: 05 bộ trang thiết bị cứu hộ cứu nạn được cấp cho 05 xã mục tiêu
# Kết quả 3.5: 05 buổi diễn tập PCTT được tổ chức tại 05 xã
# Kết quả 3.6: 07 căn nhà của NKT được hỗ trợ xây mới/sửa chữa có sử dụng kỹ thuật chống chịu với thiên tai tại huyện Minh Hóa và Quảng Ninh.
Các hoạt động dự án:
Mục tiêu 1: Cải thiện điều kiện kinh tế cho thanh niên khuyết tật và NKT dân tộc thiểu số ở các xã mục tiêu
Hoạt động 1.1: Tổ chức đào tạo nghề cho 30 NKT
Hoạt động 1.2: Tổ chức 2 khóa tập huấn về QLKD cho 50 NKT
Hoạt động 1.3: Tổ chức 2 khóa tập huấn về chăn nuôi thú y cho 50 NKT
Hoạt động 1.4: Cung cấp vốn hạt giống để phát triển 90 mô hình sinh kế của NKT (bao gồm cả 30 NKT được đào tạo nghề)
Đối tượng hưởng lợi trong hoạt động hỗ trợ sinh kế sẽ được lựa chọn dựa trên một số tiêu chí nhất định, nhưng không giới hạn như sau: là Thanh niên khuyết tật và NKT dân tộc thiểu số thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo; Không có công việc tạo thu nhập ổn định; Có khả năng làm việc; Cam kết đối ứng để bắt đầu mô hình sản xuất, kinh doanh; Có ý chí vươn lên để cải thiện cuộc sống của mình; Mong muốn tự kiếm tiền để có cuộc sống độc lập;
Mục tiêu 2: Nâng cao năng lực cho thanh niên khuyết tật và NKT dân tộc thiểu số ở các xã mục tiêu để giúp họ nhận thức được và thay đổi suy nghĩ, hành vi nhằm thích ứng với những biến đổi của xã hội.
Hoạt động 2.1: Tổ chức tập huấn TOT về công tác xã hội cho 25 thanh niên khuyết tật là thành viên của câu lạc bộ TNKT 8 huyện/thị/thành phố.
Hoạt động 2.2: Hỗ trợ xây dựng/sửa chữa nhà vệ sinh hoặc cung cấp hệ thống trữ nước sạch cho 60 hộ gia đình có NKT.
Hoạt động 2.3: Tổ chức 05 khóa tập huấn về vệ sinh, nước sạch cho 125 NKT dân tộc thiểu số.
Đối với hoạt động sửa chữa/xây dựng nhà vệ sinh, đối tượng hưởng lợi cũng được AEPD thẩm định, đánh giá và lựa chọn theo các tiêu chí sau: Hộ gia đình có thanh niên khuyết tật/người KT dân tộc thiểu số nghèo, cận nghèo; không có nhà vệ sinh hoặc nhà vệ sinh không thể sử dụng khi lụt bão xảy ra; Bị ảnh hưởng nặng nề bởi những trận lụt và bão trước đó; Cam kết xây dựng/ sửa chữa nhà vệ sinh sau theo các kỹ thuật chống chịu thiên tai. Phụ nữ độc thân/mẹ đơn thân mà trong gia đình có người khuyết tật, gia đình có trẻ em hoặc người già khuyết tật được ưu tiên trong tất cả các hoạt động của dự án.
Việc hỗ trợ xây dựng nhà vệ sinh cho các hộ gia đình có NKT được thực hiện dựa trên nhu cầu thực tế và năng lực tài chính của họ. Tức là bên cạnh sự hỗ trợ một phần nhỏ của AEPD, người hưởng lợi cần phải tự chủ động huy động nguồn lực của riêng mình để cùng thực hiện công trình. Mà đối tượng hưởng lợi lại là những người có điều kiện kinh tế khó khăn nên chắc chắn khả năng để huy động nguồn vốn lớn cho công trình là rất khó. Do vậy, việc xây dựng nhà vệ sinh với diện tích lớn theo quy định đối với nhà vệ sinh cho gia đình có NKT là vô cùng khó đối với họ. Ngoài ra, nhà vệ sinh được thiết kế trong dự án này không phải là công trình dành riêng cho NKT sử dụng mà là công trình vệ sinh cho hộ gia đình có NKT. Do đối tượng hướng đến là những người vùng dân tộc thiểu số nơi mà chỉ tiêu về vệ sinh môi trường còn thấp với thói quen sử dụng nhà vệ sinh chưa hợp lý. Do đó, công trình nhà vệ sinh được thiết kế trong dự án thuộc loại nhà vệ sinh tự hủy với kết cấu đảm bảo vệ sinh môi trường và để người dân vẫn có thể sử dụng trong mùa bão lụt.
Mục tiêu 3: Nâng cao năng lực cho cán bộ xã và NKT tại các xã dân tộc thiểu số về giảm thiểu rủi ro thiên tai và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng (QLRRTTDVCĐ) để thích ứng tốt hơn với thiên tai và giảm nhẹ tác động của chúng bằng cách tăng cường tối đa khả năng chống chịu của địa phương trước thiên tai.
Hoạt động 3.1: Tổ chức 02 cuộc đánh giá rủi ro thiên tai tại 2 huyện
Hoạt động 3.2: Tổ chức 05 khóa tập huấn về quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng và 05 khóa tập huấn về Sơ cấp cứu cho 500 cán bộ địa phương và các nhóm mục tiêu ở 05 xã của 2 huyện Quảng Ninh và Minh Hóa.
Hoạt động 3.3: Cung cấp 05 bộ trang thiết bị cảnh báo sớm thiên tai cho 05 xã mục tiêu
Hoạt động 3.4: Cung cấp 05 bộ trang thiết bị cứu hộ cứu nạn cho 05 xã mục tiêu
Hoạt động 3.5: Tổ chức 05 buổi diễn tập phòng chống thiên tai tại 05 xã
Hoạt động 3.6: Hỗ trợ xây mới/sửa chữa 07 căn nhà của NKT có sử dụng kỹ thuật chống chịu thiên tai.
Việc xây dựng/ sửa chữa nhà chống bão trong dự án này không phải là xây dựng nhà an toàn cộng đồng mà là hỗ trợ các hộ gia đình dễ bị tổn thương nhất bởi thiên tai xây dựng hoặc sửa chữa nhà ở đảm bảo chức năng ứng phó với bão lũ. Tùy vào điều kiện cụ thể của từng hộ gia đình cũng như kết cấu nhà ở hiện tại của họ để quyết định xem cần xây mới hay chỉ sửa chữa một phần. Việc xây dựng sẽ dựa trên kiến thức và kinh nghiệm bản địa của người địa phương về ứng phó thảm hoạ thiên tai như gia cố mái nhà, hầm trú an toàn ngay dưới mái hay boong ke để trú ẩn trong khi xảy ra bão, lũ lụt.

Bình luận

Thống kê truy cập

users Đang Online: 27
today Hôm nay: 2,473
users Tháng này: 100,119
hits Tất cả: 1,323,267

Copyright © 2014 by AEPD