TUYỂN CHỌN ĐỘI CỘNG TÁC VIÊN TƯ VẤN PHÁP LÝ
02/11/2020 15:57
Dự án “Tăng cường trợ giúp pháp lý và bảo vệ quyền của người khuyết tật” sẽ góp phần tăng cường trợ giúp pháp lý và bảo vệ quyền của NKT trong lĩnh vực lao động, việc làm, y tế, giáo dục. Để đạt được mục tiêu trên, dự án tiến hành tuyển 60 cộng tác viên tư vấn pháp lý cho người khuyết tật tại 02 địa phương TP.HCM và Quảng Bình. Trong đó, tiến hành tuyển 30 cộng tác viên tại địa bàn tỉnh Quảng Bình.

I. Giới thiệu dự án                                                                                      

Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006, sửa đổi bổ sung 2017 là cơ sở pháp lý bảo đảm sự cam kết của Nhà nước bảo đảm quyền của người khuyết tật, góp phần thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 84/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về việc phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật. Pháp luật về trợ giúp pháp lý của Việt Nam đã cụ thể hóa Công ước của Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật, bảo đảm cam kết người khuyết tật được tiếp cận hệ thống tư pháp một cách hữu hiệu và bình đẳng với những người khác, nhất là khi tham gia tố tụng.

Tuy nhiên, theo trang thông tin điện tử trợ giúp pháp lý Việt Nam (www.trogiupphaply.gov.vn) từ 2012 – 2019, cả nước mới chỉ có 0.33% tương đương 26.262 người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn được trợ giúp pháp lý trong tổng số 8.000.000 người khuyết tật Việt Nam. Còn ở Quảng Bình tính đến 2015 thì có 0.32% tương đương 143 người khuyết tật trong tổng số 45.000 người khuyết tật, còn ở Thành phố Hồ Chí Minh, tính đến 31/5/2018 có tới 56.644 người khuyết tật, tuy chưa công bố số người khuyết tật được trợ giúp pháp lý nhưng cũng tương tự như tình hình chung của cả nước.

Qua thực trạng trên cho thấy, người khuyết tật, đặc biệt NKT là phụ nữ, trẻ em, dân tộc thiểu số vẫn chưa tiếp cận một cách đầy đủ chính sách trợ giúp pháp lý nên họ vẫn chưa hiểu đầy đủ các quyền của mình, đặt biệt là quyền trong lao động, việc làm, y tế, giáo dục và khi bị phân biệt đối xử họ sẽ cam chịu. Chính điều này đã, đang và sẽ ảnh hưởng đến bình đẳng và hòa nhập của người khuyết tật.

Dự án “Tăng cường trợ giúp pháp lý và bảo vệ quyền của người khuyết tật” sẽ góp phần tăng cường trợ giúp pháp lý và bảo vệ quyền của NKT trong lĩnh vực lao động, việc làm, y tế, giáo dục. Để đạt được mục tiêu trên, dự án tiến hành tuyển 60 cộng tác viên tư vấn pháp lý cho người khuyết tật tại 02 địa phương TP.HCM và Quảng Bình.

Dự án do Trung tâm Khuyết tật và Phát triển thực hiện với sự tài trợ của Quỹ JIFF. Quỹ JIFF là một trong hai hợp phần của Chương trình tăng cường pháp luật và tư pháp tại Việt Nam (EU JULE), do Liên minh Châu Âu tài trợ và Ban Thư ký Quỹ JIFF, đặt tại OXFAM quản lý thực hiện.

 

II. Vai trò của đội CTV 

  • Là đội ngũ tham gia quá trình tư vấn pháp lý cho người khuyết tật, người khuyết tật dân tộc thiểu số (NKT, NKT DTTS) tại địa phương mình sinh sống (TP.HCM và Quảng Bình)
  • Là cầu nối thông tin giữa ban điều phối dự án, người khuyết tật và đoàn luật sư
  • Là đầu mối tìm hiểu nhu cầu của NKT trong các lĩnh vực lao động, việc làm, y tế, giáo dục

 

III. Mô tả công việc 

Tư vấn pháp lý cho NKT, NKT DTTS có nhu cầu trong các đợt tư vấn pháp luật, hỗ trợ pháp lý trực tuyến hoặc lưu động tại địa bàn TP.HCM và Quảng Bình:

  • Tiếp nhận đúng, đủ, khách quan thông tin đề nghị hỗ trợ pháp từ NKT, NKT DTTS
  • Giải đáp trong khả năng các thắc mắc về quyền của NKT trong lĩnh vực lao động, việc làm, y tế, giáo dục
  • Chuyển giao hồ sơ sự vụ cho phía luật sư tư vấn
  • Tư vấn pháp lý cho NKT, NKT DTTS theo nội dung tư vấn của luật sư
  • Theo dõi đến khi kết thúc sự vụ và hoàn thiện hồ sơ, gửi cho ban điều phối dự án lưu trữ

     

    IV. Yêu cầu 

  • Là người khuyết tật đang sinh sống tại TP.HCM hoặc Quảng Bình
  • Có nguyện vọng tìm hiểu về các chính sách trong lĩnh vực lao động, việc làm, y tế, giáo dục dành cho NKT
  • Tham gia đầy đủ 02 khoá tập huấn của ban điều phối dự án tổ chức
  • Có thời gian tham gia các đợt tư vấn pháp luật, hỗ trợ pháp lý trực tuyến hoặc lưu động tại địa bàn TP.HCM và Quảng Bình
  • Có khả năng nghiên cứu, trình bày, viết báo cáo tốt;
  • Có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm;
  • Thành thạo tin học văn phòng. 
  • Có máy tính và điện thoại cá nhân

 

V. Quyền lợi 

  • Đóng góp cho sự phát triển của mạng lưới NKT và sự hoà nhập của NKT
  • Tham gia tập huấn và hiểu biết các kiến thức về:
    1. o(1) Bình đẳng, hoà nhập với người khuyết tật
    2. o(2) Chính sách về việc làm, lao động, giáo dục và y tế cho NKT và
    3. o(3) quy trình trợ giúp pháp lý
  • Được hỗ trợ chi phí đi lại trong các đợt tư vấn pháp luật, hỗ trợ pháp lý lưu động
  • Giấy chứng nhận tham gia Dự án

 

VI. Hình thức đăng kí 

Thời hạn: 30/11/2020

Đăng kí tại https://bit.ly/35irYi3

 


 

Bình luận

Thống kê truy cập

users Đang Online: 1307
today Hôm nay: 1,543
users Tháng này: 154,898
hits Tất cả: 1,523,153

Copyright © 2014 by AEPD